Màn hình chống lóa là gì?Ưu và nhược điểm của màn hình chống loá

Cập nhật: 2022-06-23 15:59:05
Lượt xem: 532

Công nghệ màn hình chống lóa Anti-Glare đã ra đời giúp người dùng hạn chế được ảnh hưởng của ánh sáng máy tính và bảo vệ mắt tốt hơn.

Khi mua màn hình tương tác, laptop, điện thoại chắc hẳn bạn đã nghe đến khái niệm màn hình Anti Glare. Vậy mà hình Anti Glare là gì? Công nghệ này mang lại những ưu điểm và tính năng nào cho người dùng. Để giải đáp những thắc mắc trên, Thế Giới Máy Chiếu sẽ giới thiệu với bạn chi tiết về màn hình chống chói Anti Glare cùng các ưu điểm, nhược điểm của nó nhé.

Màn hình chống chói là gì?

Bàn chất màn hình chống chói là màn hình thông thường, nhưng được phủ một lớp chống chói có tác dụng hấp thụ ánh sáng giúp màn hình không bị bóng gương, lớp phủ này tường cho cảm giác màn hình hơi nhám và đục hơn.

Màn hình chống chói Anti Glare là gì?

Màn hình  Anti-glare hay còn được gọi là màn hình chống lóa. Những màn hình này được phủ một lớp vật liệu chống chói lên hoặc một miếng dán. Cả hai cách đều nhằm mục đích giảm độ tán xạ ánh sáng cho màn hình. Hấp thụ ánh sáng để màn hình không bị bóng gương nhất là khi người dùng đang làm việc ngoài trời hay những nơi có độ sáng lớn. Lớp phủ này sẽ khiến màn hình hơi nhám và đục hơn.

Hiện nay, những sản phẩm công nghệ như máy tính xách tay, màn hình tương tác, điện thoại có giới thiệu tính năng chống lóa tức là nó đã được phủ một lớp Anti Glare trực tiếp lên màn hình. Do đó bạn không cần mua thêm miếng dán, hay bộ lọc để hạn chế ánh sáng xanh, chống mỏi mắt nữa.

Ưu điểm của màn hình chống chói

Hai vật liệu phổ biến được sử dụng để làm màn hình cho các thiết bị điện tử là thủy tinh và saphira. Hai vật liệu này đều có khả năng dẫn truyền ánh sáng trong không khí tốt. Điểm khác biệt nằm ở độ phản chiếu của kính màn hình làm từ hai vật liệu trên.

Tùy vào loại vật liệu sử dụng, nhà sản xuất sẽ thực hiện các kỹ thuật khác nhau để phân tán ánh sáng phản chiếu, nhằm làm giảm độ chói. Mỗi kỹ thuật cho ra kết quả chống lóa Anti Grare khác nhau. Kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất cho màn hình được gọi là lớp phủ chống phản chiếu hay còn gọi là lớp phủ AR, nó dựa trên nguyên lý nhiễu màng mỏng. Nhà sản xuất sẽ cho một lớp sơn lỳ phủ lên làm “nhiễu” bề mặt kính.

Do đó khi ánh sáng truyền đến sẽ không bị phản chiếu lại phía người dùng. Giúp màn hình không bị chói khi sử dụng ngoài trời hay ngồi gần nguồn sáng mạnh. Công nghệ lớp phủ AR đã được ứng dụng từ lâu trên các loại đồng hồ trang trọng. Ngày nay, nó được sử dụng rất nhiều trên màn hình laptop, màn hình tương tác và những thiết bị công nghệ có màn hình khác.

Nhược điểm của màn hình chống chói

Vì làm giảm cường độ ánh sáng phát ra nên màn hình chống chói cho độ hiển thị màu sắc không tươi bằng màn hình gương, trải nghiệm khi xem phim, chơi game sẽ giảm chất lượng đôi chút.

Vì sao kính chống lóa lại quan trọng đối với màn hình tương tác?

trong màn hình tương tác, yêu cầu về hiệu suất của màn hình sẽ cao hơn so với màn hình sử dụng dân dụng tại nhà, làm thế nào để ngăn chặn hiệu quả sự xuất hiện của ánh sáng chói và các hiện tượng khác? Hay là giảm tác động của ánh sáng chói trong phạm vi hợp lý?

Đầu tiên, chúng ta hãy xem hình ảnh:

Hình trên cho thấy tác dụng của màn hình cảm ứng tương tác không xử lý chống chói trong phòng họp. Hiện trạng chung của toàn ngành là các màn hình cảm ứng tương tác thông thường sẽ không có thêm một lớp kính chống chói trên bề mặt của màn hình LCD, mà trực tiếp là bề mặt của màn hình LCD bị hở sáng. Khó có thể đạt được độ chống chói nếu không có kính chống lóa. Trừ khi bản thân màn hình LCD có công nghệ chống chói, một số màn hình plasma trước đây có công nghệ chống chói AG.

Trong trường hợp màn hình tương tác hoặc là loại thiết bị all in one, bề mặt phải có một lớp kính cường lực. Tiêu chuẩn thông thường là kính cường lực thông thường không có bất kỳ xử lý nào, sau đó chúng tôi có thể xử lý kính cường lực và thay đổi nó. Nó trở thành kính cường lực chống lóa, giải quyết vấn đề và hiệu ứng hiển thị cuối cùng của nó sẽ không bị ảnh hưởng, cũng như không ảnh hưởng đến độ phân giải màn hình.

Dưới đây là hình ảnh thực tế sau khi thêm xử lý chống chói, hiệu ứng hiển thị như sau:

Ưu điểm của màn hình tương tác chống lóa

- Giảm sự can thiệp của phản xạ môi trường, cải thiện góc nhìn và độ sáng của màn hình hiển thị

- Gảm phản xạ màn hình, nâng cao hiệu ứng hình ảnh của người trên màn hình và kỹ thuật số, đồng thời làm cho hình ảnh rõ ràng và chân thực hơn.

- Màn hình có các đặc điểm của độ tương phản cao, độ phân giải cao, góc nhìn rộng và chống ánh sáng xung quanh.

- Không cần thiết phải sử dụng thêm lớp bảo vệ bề mặt màn hình và có các chức năng giảm chói, tối đa hóa độ tương phản và độ sắc nét của hình ảnh.

- Sử dụng một màn kính đặc biệt có hệ số giãn nở nhiệt thấp.

- Màn hình kết hợp có cảm giác tổng thể tốt, bề mặt màn hình cứng phẳng, khó bị biến dạng dưới nhiều môi trường khác nhau.

- Khi thủy tinh bị phá hủy, các mảnh vỡ hình thành giống như những hạt tổ ong có góc tù nhỏ, không dễ gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

Để bảo vệ đôi mắt của bạn, sử dụng màn hình tương tác chống chói cũng là một lựa chọn tuyệt vời bạn nhỉ?

 

Xem thêm

Màn hình tương tác là gì? Cấu tạo của màn hình tương tác

Cách chọn màn hình tương tác phù hợp với lớp học

Vì sao các trường học nên dùng màn hình tương tác?

Màn hình tương tác và bảng tương tác có khác nhau không?

Ứng dụng thực tế của màn hình tương tác thông minh

Các bài viết khác