Hướng dẫn sử dụng máy trợ giảng Aporo T20 UHF

Cập nhật: 2023-05-27 12:42:34
Lượt xem: 420

Máy trợ giảng Aporo T20 UHF là một trong những dòng máy trợ giảng được sử dụng nhiều nhất trong nhà trường hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điểm nổi bật của dòng máy này cũng như cách sử dụng máy trợ giảng Aporo T20 UHF chi tiết nhất.

Máy trợ giảng Aporo T20 UHF là dòng máy trợ giảng chuyên dụng cho không gian phòng rộng khoảng 1000m2. Máy có nhiều ưu điểm nổi bật như:

Thiết kế không dây, kích thước nhỏ gọn, có thể đặt cố định hoặc đeo bên người trong quá trình thuyết trình, dễ dàng mang theo khi đi công tác.

Âm thanh phát ra to, rõ ràng và rất trung thực giúp dễ nghe hơn mà không phải cố gắng nói to.

Thời gian sạc pin từ 4 - 6 giờ, thời gian sử dụng từ 12 - 15 giờ.

Đa dạng chức năng: Ghi âm, FM, thẻ nhớ, USB, Bluetooth.

Có cổng 3.5mm để cắm các thiết bị phát âm thanh khác vào như MP3, MP4, CD, Laptop, PC, điện thoại...

 

Xem thêm >>> Thông số máy trợ giảng Aporo T20UHF

 

Cấu tạo máy trợ giảng Aporo T20 UHF gồm các bộ phận chính là thân máy và mic đeo, trong đó thân máy có các bộ phận như:

Khe cắm thẻ TF.
Hack âm thanh vào.
Jack cắm micro.
Anten thu.
Nút nguồn/âm lượng.
Hệ thống nút chỉnh chế độ.
Jack USB.
Jack sạc.
Nút ghi âm.

Ngoài ra, máy còn kèm theo các phụ kiện như dây sạc, jack 3.5mm, dây USB, dây đeo...

Hướng dẫn sử dụng máy trợ giảng Aporo T20 UHF

Bước 1: Đeo và bật micro lên.

Bước 2: Vặn núm nguồn trên máy, đợi khoảng 3 - 5s để máy và mic kết nối với nhau. Khi chữ UHF trên máy không nháp nháy nữa nghĩa là máy và mic đã được kết nối thành công và bạn đã có thể bắt đầu sử dụng.

Cách điều chỉnh âm lượng:

Bạn có thể điều chỉnh âm lượng trên mic hoặc trên thân máy.

Nếu điều chỉnh trên mic, bạn bấm nút + hoặc - trên thân mic.

Nếu điều chỉnh trên máy, bạn xoay nút nguồn theo chiều mũi tên bên cạnh nút nguồn của máy.

Bên cạnh việc hỗ trợ âm thanh khuếch đại to rõ thì máy trợ giảng Aporo T20 UHF còn được trang bị nhiều tính năng cao cấp để hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc giảng dạy như: phát file qua bluetooth, usb, thẻ nhớ, FM radio và ghi âm trực tiếp trên loa siêu nhanh chóng.

Cách sử dụng từng tính năng của máy trợ giảng Aporo T20 UHF

- Cách bật Bluetooth: Bấm nút M trên thân máy cho đến khi màn hình hiện chữ Blue. Sau đó bạn bật Bluetooth trên điện thoại lên và tiến hành dò tìm thiết bị và kết nối như cách kết nối Bluetooth thông thường.

- Cách sử dụng thẻ nhớ, USB: Để sử dụng thẻ nhớ, USB trên máy trợ giảng Aporo T20 UHF rất đơn giản, bạn chỉ cần cắm thẻ nhớ vào máy là máy sẽ tự động nhận dữ liệu từ thẻ.

- Cách sử dụng chức năng ghi âm: Để ghi âm trên máy trợ giảng, bạn cần chuẩn bị một chiếc USB rỗng, không có dữ liệu bên trong. Sau đó bạn cắm USB rỗng đó vào máy, bấm nút ghi âm trên thân máy  (cạnh khe cắm USB). Sau khi chạy thời gian ghi âm thì toàn bộ âm thanh từ Micro sẽ được ghi vào thẻ nhớ USB dưới dạng file MP3.

- Cách sử dụng chức năng loa: Máy trợ giảng Aporo T20 UHF không chỉ giúp bạn thuyết trình, giảng bài, ghi âm... mà còn có thể hoạt động như một chiếc loa di động. Bạn chỉ cần kết nối máy tính với loa bằng Bluetooth hoặc jack cắm 3.5mm rồi phát nhạc như khi sử dụng loa là được.

Lưu ý khi sử dụng máy trợ giảng Aporo T20 UHF

- Để đạt được hiệu quả âm thanh tốt nhất, hãy đặt micro cách miệng khoảng 1cm khi nói. Nếu xuất hiện hiện tượng hú, rít, bạn hãy điều chỉnh âm lượng nhỏ và điều chỉnh micro ra xa loa.

- Tránh cắm - rút micro nhiều lần vì điều này sẽ làm giảm tiếp xúc của jack cắm.

- Để đảm bảo sự an toàn của pin, bạn chỉ nên sạc pin sau khi sử dụng, không sạc pin trong quá trình sử dụng. Nên sạc ít nhất 2 tháng/lần trong trường hợp máy để lâu không sử dụng trong thời gian dài.

- Do điện từ mạnh, máy không nên để cùng với thẻ nhân hàng và những thứ có từ tính như lò vi sóng, điện thoại...

- Luôn sử dụng phụ kiện chính hãng theo máy để đảm bảo kết quả sử dụng tốt nhất.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản máy trợ giảng Aporo T20 UHF

- Để có thể kéo dài tuổi thọ cho thiết bị thì việc vệ sinh, bảo quản máy trợ giảng đúng cách là điều bạn không nên bỏ qua. Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên dùng khăn mềm khô lau sạch bên ngoài vỏ máy sau đó cất vào hộp hoặc túi chuyên dụng để tránh bụi bẩn.

- Định kỳ hằng tháng bạn nên tiến hành vệ sinh các cổng kết nối như cổng USB, jack 3.5mm... bằng tăm bông đầu nhỏ để hạn chế bụi bẩn tích tụ làm giảm tiếp xúc của các ổ cắm.

- Máy trợ giảng nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh nơi ẩm thấp, nhiều bụi bẩn.

Trên đây Thế Giới Máy Chiếu đã hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng và bảo quản máy trợ giảng Aporo T20 UHF. Hy vọng hướng dẫn này sẽ có ích với bạn.

Đừng quên thường xuyên truy cập www.thegioimaychieu.com.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin tư vấn hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Các bài viết khác