Độ phân giải máy chiếu là một tính năng quan trọng được lưu tâm nhiều nhất khi chọn máy chiếu, tuy nhiên cũng bởi sự quan trọng của nó nên đôi khi nhiều người khi tiếp cận với sản phẩm quá đặt nặng yếu tố này mà quên đi những yếu tố khác.
Máy chiếu đang dần trở thành thiết bị phổ biến và không thể thiếu trong các phòng họp, lớp học, đồng thời nhu cầu sử dụng máy chiếu cho gia đình hay các quán cà phê, karaoke cũng đang tăng cao trong những năm gần đây. Việc trang bị kiến thức cơ bản về các thông số kỹ thuật của máy chiếu sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình chọn mua hay sử dụng một chiếc máy chiếu.
Độ phân giải máy chiếu là gì?
Độ phân giải (Resolution) là tổng số điểm ảnh xuất hiện của hình ảnh được chiếu lên. Bởi hình ảnh được tạo thành từ tổng hợp của rất nhiều điểm ảnh li ti (còn gọi là pixel) được xếp sát nhau mà mắt thường khó nhìn thấy được. Nên độ phân giải được đo bằng pixel và được tính theo công thức: số lượng điểm ảnh theo chiều ngang x số lượng điểm ảnh theo chiều dọc.
Độ phân giải mô tả mức độ rõ ràng của một hình ảnh được chiếu dựa trên số lượng pixel có thể được hiển thị trên một không gian nhất định. Độ phân giải phổ biến từ SVGA 800 x 600 pixel đến 4K UHD 3840 x 2160. Một cách chi tiết hơn độ phân giải được biểu thị bằng số lượng pixel trên trục hoành bằng số pixel trên trục tung. Máy chiếu có độ phân giải càng cao thì càng có nhiều điểm ảnh mô tả trong hình ảnh.
Một thuật ngữ khác hay đi cùng với độ phân giải của máy chiếu là tỷ lệ khung hình, đây là tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của hình ảnh. Ba tỷ lệ khung hình phổ biến nhất trong không gian máy chiếu là 4: 3, 16:10 và 16: 9, đây là định nghĩa về 2 thông số quan trọng nhất cần quan tâm khi chọn độ phân giải máy chiếu phù hợp. Tiếp theo chúng ta cùng điểm qua chi tiết hơn về một số mức độ phân giải hiện có:
Độ phân giải SVGA
Tượng trung cho độ phân giải 800 x 600 với tỷ lệ khung hình 4:3 là mức độ phân giải xuất hiện sớm nhất và thấp nhất.
Độ phân giải XGA
Còn có tên gọi khác là "mảng hồ họa mở rộng" là phiên bản cải tiến của SVGA. Tỷ lệ khung hình của độ phân giải này là 4:3 nhưng nó cung cấp độ phân giải 1024 x 768 pixel.
Độ phân giải WXGA
Mang đến độ phân giải 1280 x 800 pixel và tỷ lệ khung hình 16:10. Tỷ lệ khung hình được mở rộng vì liên quan đến hình ảnh cần trình chiếu trên màn ảnh rộng và cần gấp đôi số pixel ngang so với pixel dọc. WXGA là độ phân giải phổ biến nhất với máy chiếu phân khúc thấp.
Độ phân giải Full HD
Còn được gọi là độ phân giải 1080p. Độ phân giải của FHD là 1920 x 1080 và tỷ lệ khung hình là 16:9.
Độ phân giải WUXGA
Nâng cấp của Full HD với độ phân giải 1920 x 1200 và tỷ lệ khung hình là 16:10.
Độ phân giải 4K UHD
Độ phân giải cao cấp nhất trên thị trường với độ phân giải 3840 x 2160 pixel với chất lượng hình ảnh chuẩn 4K.
Lưu ý:
Ngoài các độ phân giải kể trên hiện nay có một số máy chiếu đang trong quá trình phát triển độ phân giải 8K tuy nhiên vẫn chưa thực sự có công bố hay so sánh về sự khác biệt của mức độ phân giải cực cao này với các độ phân giải khác. Cũng chưa có thông số chi tiết nên vì thế độ phân giải này không được đưa vào bài viết.
Tìm hiểu về độ phân giải tối đa
Một khái niệm cũng cần được lưu ý là "độ phân giải tối đa" , ở phần trên chúng ta đang đề cập đến độ phân giải gốc là tổng số pixel vật lý ở một độ phân giải nhất định. Mặt khác, độ phân giải tối đa được dùng để chỉ độ phân giải tín hiệu cao nhất mà máy chiếu được chế tạo để xử lý và hiển thị.
Khi độ phân giải của nội dung không phù hợp với độ phân giải gốc của máy chiếu, hiện tượng "chia tỷ lệ" sẽ xảy ra. Đây là khi máy chiếu sẽ tự điều chỉnh hình ảnh để phù hợp với độ phân giải gốc. Chúng ta có ví dụ cụ thể như sau:
Nếu một video độ nét tiêu chuẩn được truyền qua máy chiếu HD thiết bị sẽ phải phóng to tín hiệu để hiển thị đầy đủ hình ảnh. Mặt khác, nếu nội dung HD được truyền qua máy chiếu độ phân giải XGA thì thiết bị sẽ nén hình ảnh thành ít pixel hơn.
Chia tỷ lệ trong máy chiếu thực chất là một quá trình ước tính có nghĩa là máy chiếu đang ước tính hình ảnh sẽ trông như thế nào nếu nội dung được hiển thị ở độ phân giải gốc của nó. Vì máy chiếu không thể thêm chi tiết bổ sung vào tín hiệu gốc, nên nó hoạt động để ước tính hình ảnh trông như thế nào, đồng thời giảm thiểu bất kỳ sự giảm chất lượng nào.
Tuy nhiên với sự phát triển công nghệ mạnh mẽ hiện nay các tính năng tự điều chỉnh hình ảnh trong máy chiếu đã đạt đến mức độ không tưởng hình ảnh sẽ đẹp y hệt như hình ảnh gốc không qua chỉnh sửa dù vẫn có mặt hạn chế nhất định là không áp dụng cho hình ảnh từ máy tính trừ một số dòng máy chuyên biệt với giá đắt. Cách xử lý tạm thời hiện nay là nếu bạn đang muốn hiển thị các bản trình bày PowerPoint hoặc các trang web bằng máy chiếu, tốt nhất bạn nên đặt độ phân giải đầu ra của máy tính để phù hợp với độ phân giải gốc của máy chiếu.
Các yếu tố cần xem xét khi chọn độ phân giải máy chiếu
Khi chọn độ phân giải cho máy chiếu hãy xem xét bạn cần bao nhiêu chi tiết hoặc độ tinh tế trong những hình ảnh bạn đang trình bày. Sau khi xem xét chúng ta tiếp tục quan tâm đến tần suất sử dụng máy chiếu và tỷ lệ khung hình của nội dung bạn định xem. Có một số tình huống chung thường xảy ra khi lựa chọn độ phân giải của máy chiếu cần lưu ý như sau:
Trường hợp sử dụng máy chiếu tại nhà
Tỷ lệ khung hình phổ biến nhất cho máy chiếu giải trí tại nhà là 16:9, độ phân giải trong giải trí gia đình tốt nhất nên từ Full HD trở lên để mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất đồng thời cũng giảm độ sáng mà máy chiếu cần phải có để cân bằng chi phí vì dòng máy chiếu giải trí gia đình không thực sự quá cần lưu tâm về cường độ sáng vì chủ yếu là chiếu trong không gian tối.
Trường hợp sử dụng với mục đích kinh doanh và giáo dục
Với mục đích kinh doanh giáo dục thì lựa chọn độ phân giải phức tạp hơn nhiều vì tùy từng trường hợp sử dụng sẽ chọn một loại độ phân giải khác nhau để phù hợp nhất. Ví dụ:
Khi trình chiếu các nội dung đa phương tiện tỷ lệ khung hình thường vào khoảng 16:9 trong khi các bản PowerPoint và một số tài liệu chỉ cần tỷ lệ khung hình 4:3 tới 16:9 vì thế khó có một công thức chung để lựa chọn chính xác. Mọi loại độ phân giải đều phù hợp tùy vào điều kiện công ty.
Thế Giới Máy Chiếu đã gửi đến bạn chi tiết nhất về độ phân giải của một chiếc máy chiếu cùng những lưu ý đi kèm giúp bạn có thể chọn được một chiếc phù hợp nhất. Hy vọng qua bài viết bạn đã phần nào tổng hợp và nắm được một phần kiến thức về độ phân giải máy chiếu và chọn được máy chiếu cho cá nhân hoặc doanh nghiệp của bạn.
Thế Giới Máy Chiếu luôn tự hào mang đến cho người dùng những chiếc máy chiếu tốt nhất với giả cả tốt nhất thị trường. Mọi thông tin mua hàng liên hệ ngay Hotline/ Zalo : 0984.774.024 để nhận được tư vấn chính xác, báo giá nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí.