Khi nhắc đến việc sửa chữa máy chiếu thì cần nhất là nguồn linh kiện máy chiếu chính hãng với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. Kết hợp với dịch vụ sửa máy chiếu chuyên nghiệp và uy tín thì khách hàng sẽ có được một chiếc máy chiếu hoạt động đảm bảo trong quãng thời gian dài sau đó.
Những linh kiện đắt tiền bên trong máy chiếu bạn cần biết. Các loại linh kiện máy chiếu quan trọng như bóng đèn máy chiếu, LCD Panel, Chip DMD, ballast, color wheel, board nguồn, main máy chiếu…
Ngoài một vài linh kiện chung thì các loại máy chiếu sử dụng công nghệ khác nhau sẽ có những linh kiện đặc trưng riêng. Tất cả những loại linh kiện Thế Giới Máy Chiếu liệt kê dưới đây đều rất quan trọng và có giá bán không hề rẻ.
Những Linh Kiện Bên Trong Máy Chiếu
Bóng đèn máy chiếu (Projector Lamps)
Bóng đèn máy chiếu là thiết bị phát ra nguồn sáng cho máy chiếu và giá bán linh động theo tỉ giá USD (giá từ vài chục đến hơn trăm đô). Thông thường, khi máy chiếu hoạt động trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng đèn chiếu báo Lamp (Tức hết số giờ đèn) và cần thay mới.
Ngoài ra, nếu sử dụng với tần suất cao hoặc do sơ ý làm rớt máy chiếu thì có thể dẫn tới bóng đèn máy chiếu bị vỡ hoặc phổng tim, nổ bóng đối với bóng đèn thủy ngân UHP ( hiệu Philips hoặc Osram dùng cho cho rất nhiều hãng máy chiếu như Panasonic, Sony, Epson, Eiki, Infocus, Dell, Acer, Nec, Sharp, Sanyo, Hitachi,…), thông thường sẽ có cả cover bóng lẫn thân bóng theo yêu cầu của khách hàng.
Bóng đèn máy chiếu Laser Led cho các model máy chiếu chính hãng của Vivitek, Viewsonic, Optoma, LG…thường có tuổi thọ rất cao lên tới 20.000h tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu nguồn điện không ổn định hoặc có vấn đề về main sẽ dẫn tới chập cháy bóng đèn Led này và việc thay mới cũng khá là đắt đỏ và khó khăn không phải kỹ thuật viên nào cũng làm được.
LCD là bộ phận xử lý tín hiệu ánh sáng được truyền từ bóng đèn máy chiếu (Có cường độ thay đổi nhờ main máy chiếu xử lý tín hiệu vào từ Laptop, PC,…đầu phát) và rọi hình ảnh lên với đầy đủ màu sắc từ nguồn sáng. LCD panel có mặt ở các model máy chiếu Panasonic, Sony, Epson, Eiki, Sanyo, NEC, Hitachi, 3M..sử dụng công nghệ 3LCD của Nhật Bản)
Cụm LCD này được hợp thành bởi 3 tấm LCD tương ứng với 3 màu là đỏ, xanh dương, xanh lá được gắn kết với thành một cụm có đế bằng kim loại có gắn kính lọc để tạo ra màu sắc.
Các tấm LCD này rất nhạy cảm với bụi bẩn, không khí ẩm, va đập nhẹ trên thân máy nên nếu ít xài mà sử dụng thì máy mới cũng rất dễ bị hư gây ra hiện tường máy chiếu bị vàng màu, bị mờ chữ, bị đốm đen hoặc tím. Chi phí thay mỗi tấm khá là cao và được đánh giá là một trong những loại linh kiện khá đắt tiền.
Vốn khối LCD này chỉ phát ra màu đen trắng nên cần tới các kính lọc gắn bên trong hoặc ngoài khối để tạo màu cho hình chiếu, và nếu như bị tình trạng cháy kính thì bắt buộc phải thay và giá khá cao.
Chip DMD là loại chip xử lý hình ảnh được gắn liền trên main máy chiếu và là linh kiện không thể tách rời ở các model máy chiếu Công nghệ DLP của Mỹ như Viewsonic, Optoma, BenQ, Vivitek, Acer, Infocus, Sharp, Dell… Nó có tác dụng xử lý tín hiệu ánh sáng phát ra từ bóng đèn tương tự như LCD Panel.
Mỗi con chip DMD như vậy khi bị hư sẽ gây ra tình trạng máy chiếu bị đốm trắng hoặc đen khi trình chiếu và chi phí thay thế có thể coi là đắt nhất nhì trong máy chiếu tức khoảng hơn 2 triệu đến 5 triệu tùy loại chip lớn hay chip nhỏ và đổi phổ biến của nó trên thị trường.
Bánh xe màu máy chiếu (Color Wheel)
Color Wheel máy chiếu hiện nay có hai loại chính là với 3 màu (RGB) trong vòng tròng hoặc 6 màu (RGBRGB) tướng ứng với R là Red (Đỏ), G là Green (Xanh lá), B là Blue (Xanh lam).
Khi máy chiếu hoạt đột bánh xe màu sẽ quay tròn và kết hợp với nguồn sáng đã được xử lý từ bóng đèn tới chíp DMD ra và cho ra hình ảnh trình chiếu khi đi qua ống Lens.
Nếu bánh xe màu bị trầy xước, bay màu hoặc vỡ trong quá trình sử dụng thì màu sắc hình chiếu sẽ không còn chân thức và bị hiện tượng lệch màu và đổi màu, việc thay mới đòi hỏi một khoảng kinh phí không hề nhỏ. Về cơ bản Color Wheel có nhiều điểm chung với tấm kính lọc ở máy chiếu 3LCD.
Ống kính máy chiếu (lens projector)
Ống kính máy chiếu là một bộ phận cơ học trên máy chiếu có tác dụng phóng to và thu nhỏ khung hình chiếu (Zoom) trong một khoảng nhất định mà không cần phải di chuyên máy chiếu nhiều
Lens projector còn một chức năng khác nữa đó là chỉnh độ rõ nét (Focus) của hình ảnh. Vì ít bảo trì và vệ sinh bụi bẩn cũng như tự ý tháo máy chiếu ra vệ sinh dẫn tới tình trạng ống Lens Shift bị xước tấm kính, hoặc do việc vận chuyển và sự dụng gặp va đập mạnh, bị rớt dẫn tới bể ống Lens này.
MainBoard máy chiếu hay còn gọi là bo mạch chủ của máy chiếu với cấu tạo rất phức tạp gồm 2 đến 3 lớp ép sát nhau tạo thành. Nó có rất nhiều loại chip, tụ điện, biến trở, IC bên trong và khi một vài loại bị cháy hoặc bị chết chân thì cần có kỉ thuật viễn giỏi để dò mạch điện và bắt lỗi trước khi sửa chữa.
Tuy nhiên, nếu bị hư hỏng quá nặng nhưng các bộ phận còn lại của máy chiếu vẫn còn xài tốt thì buộc lòng phải thay main máy chiếu.
Ballast máy chiếu
Ballast máy chiếu là một loại linh kiện không thể tách rời khỏi máy chiếu và nó có vài trò cấp nguồn điện cho bóng đèn chiếu. Nó có cấu tạo gồm bo mạch, chíp và tụ điện… Thông thường khi Ballast bị hư thì buộc phải thay mới.
Board nguồn máy chiếu
Nếu như ballast cấp nguồn điện cho đèn chiếu thì board nguồn (Bo nguồn máy chiếu) là bộ phận cung cấp nguồn điện ổn định cho cả máy chiếu hoạt động. Nếu như máy chiếu bị hư nguồn thì phải thay mới.
Quạt tản nhiệt máy chiếu
Quản tản nhiện máy chiếu khác với quạt tản nhiện trên laptop cả về dòng điện đi vào, công suất khác nhau giữa các model máy chiếu, cấu tạo cũng có nhiều sự khác biệt lớn. Nó có tác dụng là làm mát cho máy chiếu, đẩy hơi nóng từ bên trong và lấy không khí mới từ bên ngoài.
Thế Giới Máy Chiếu đã giới thiệu đầy đủ và chi tiết nhất về các loại linh kiện máy chiếu đắt tiền nhưng không thể thiếu trên máy chiếu. Tuy nhiên, để máy chiếu hoạt động ổn định ta cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa máy chiếu chuyên nghiệp và kỹ thuật viên sửa chữa tay nghề cao cùng nguồn linh kiện chính hãng với mức giá hợp lý. Các bạn trực tiếp liên hệ với Thế Giới Máy Chiếu - Hotline : 0983.183.077 - 0984.774.024 để được hỗ trợ tốt nhất